Hải Dương – Làng nghề bánh gai Ninh Giang
|Nghề làm bánh gai Ninh Giang, có từ bao giờ chưa thấy tài liệu nào ghi chép. Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chúng tôi đã gặp gỡ khá nhiều các cụ cao tuổi ở thị trấn Ninh Giang đều được nghe kể lại với dạng truyền thuyết như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để được lâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi là bánh lá gai.
Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, những người làm bánh gai đầu tiên là những ngư dân làng Quát (Gia Lộc). Từ thế kỷ 12- 13(thời Trần) làng Quát có nghề chài lưới rất phát triển, quanh năm họ xuôi ngược các dòng sông. Đến khu vực bến đò Tranh ( Ninh Giang) họ dừng lại đánh cá và ngụ tại đây. Trong quá trình lấy bẹ của cây lá gai để đan lưới đánh cá, ban đầu họ thường vất bỏ lá gai. Vào một năm mất mùa, họ phải đi tìm hết thứ cây nọ đến thứ cây kia để ăn độn. Rồi đến lúc những loại cây có quả, có lá đều hết, họ bỗng nghĩ đến lá cây gai mà lâu nay họ thường bỏ đi. Từ chỗ nấu cơm ăn, họ dần dần chế biến thành bánh và trở thành bánh gai như ngày nay.
Lại có những ý kiến cho rằng ông tổ nghề bánh gai là Yêt Kiêu, người làng Hạ Bì ( huyện Gia Lộc), người được mệnh danh là tướng thủy quân số một của triều Trần ( TK13). Trong thời kỳ cầm quân đánh giặc, ông cho quân mai phục ven sông và đã phát hiện ra thứ lá cây (lá gai) ăn được. Khi đánh thắng giặc, ông về vùng này dạy cho dân lấy gạo nếp, lá gai ninh nhừ , luyện vào làm bánh ăn thấy dẻo, thơm ngon. Trong quá trình sản xuất đã cải tiến dần trở thành bánh gai như hiện nay…
Truyền thuyết thì mãi mãi vẫn là truyền thuyết, chỉ biết rằng thị trấn Ninh Giang là nơi sản xuất bánh gai có hương vị đặc thù và ngon hơn tất cả những nơi khác.
Bánh gai Ninh Giang, Hải Dương
Đặc sản bánh gai ngon Cơ sở bánh gai Tuyết Nga – một trong những gia đình làm bánh gai lâu năm và ngon nhất vùng Hải Dương. Bà chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tuyết Nga cho biết: Từ một cơ sở nhỏ tại khu 2 thị trấn Ninh Giang, hiện nay gia đình bà đã có thêm 2 cơ sở lớn: một cơ sở ở đền Bà Đế (Hải Phòng) và một cơ sở ở Thái Bình. Đặc sản Sản phẩm bánh gai truyền thống của gia đình năm vừa qua đã được đặt hàng để mang sang Mỹ bán. Ngoài việc sản xuất bánh gai truyền thống, gia đình bà còn sản xuất thêm bánh gấc. Món ăn đặc sản truyền thống
Để làm ra những chiếc bánh gai ngon, đạt tiêu chuẩn người thợ phải kỹ lưỡng, công phu trong từng giai đoạn. Gạo là loại đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn nổi tiếng cả nước. Mật phải thật ngọt, đun nóng để trộn cho dễ. Lá gai phải là lá gai nếp thì bánh mới dẻo và có mùi thơm.
Lá gai được rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ, đem rửa sạch rồi muối, ủ bằng đường 2 – 3 ngày. Khi lá đã được muối ngấu, người thợ mới dùng chày giã nát lá, lọc lấy bột mịn rồi đem trộn với bột nếp. Tỷ lệ bột lá và bột nếp sẽ quyết định chất lượng của “lớp áo” bánh gai.
Nhân bánh cũng được chuẩn bị công phu không kém. Mỡ cánh (mỡ cổ lợn) được muối bằng đường thật khéo, sao cho mỡ lợn không còn ngấy, có độ giòn như mứt bí. Hạt sen chế biến sao cho mỗi hạt đều mềm và không nát, còn nguyên hương vị. Bột gạo nếp, bột lá gai được trộn đều với mật để làm vỏ bánh.
Khi trộn bột, càng vắt lâu thì bánh càng dẻo càng mềm mại thơm ngon. Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng 2 giờ đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng. Khi ăn bánh, ai cũng phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán.
Nỗi trăn trở của làng nghề
Bánh gai Ninh Giang ngon là thế, nổi tiếng là thế, nhưng chưa bao giờ hết những nỗi niềm trăn trở.
Ông Nguyễn Thành Vạn, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ninh Giang, Hải Dương cho biết: Theo thống kê của huyện Ninh Giang, hiện nay ở thị trấn Ninh Giang có gần 100 cơ sở sản xuất bánh gai. Trước đây bánh gai chủ yếu làm ra để biếu tặng trong các ngày lễ hội, tết, cưới xin, giỗ chạp…, nhưng ngày nay, khi sản phẩm bánh gai của làng đã nổi tiếng, khách hàng từ khắp nơi tìm về thu mua bánh gai ngày càng đông.
Điều này đã giúp người dân làng nghề có công việc ổn định, cuộc sống được nâng cao. Không những thế, bánh gai còn giúp tạo việc làm cho người lao động ở các xã, vùng lân cận lúc nông nhàn. Đặc biệt, sản phẩm bánh gai Ninh Giang từng tham dự các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc, từng giành được 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.
Tuy nhiên, làng bánh gai Ninh Giang hiện gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất bánh gai vẫn duy trì kiểu làm ăn manh mún, lại thiếu vốn, chưa liên kết để tìm đầu ra lâu dài cho sản phẩm và chưa có máy móc công nghệ cao để có thể bảo quản bánh gai được lâu hơn.
Món ăn đặc sản ngon Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng là nỗi lo không chỉ của người dân làng nghề mà còn là nỗi trăn trở của các cấp chính quyền địa phương trong việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Món ngon Trước thực tế này, tỉnh Hải Dương đang nỗ lực tạo mọi điều kiện để xây dựng thương hiệu cho bánh gai Ninh Giang nhằm phát huy giá trị của loại đặc sản này phục vụ hoạt động du lịch. Món đặc sản Hải Dương ngon
Hy vọng một ngày không xa, thương hiệu bánh gai Ninh Giang sẽ được xây dựng thành công, để bánh gai mang nhãn hiệu Ninh Giang đến được gần hơn với du khách và có mặt trên mọi miền đất nước…